Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ

Thân chuông đồng cổ bất ngờ phát lộ tại xã Nguyễn Trãi (Ân Thi, Hưng Yên) được khắc, đúc hình ảnh voi chiến, lưỡng long quy phục độc đáo.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 13

Ông Đặng Xuân Hậu, Trưởng thôn Nhân Vũ, xã Nguyễn Trãi (Ân Thi, Hưng Yên) cho hay 15h ngày 18/1, hai người đàn ông ở địa phương khác dùng máy dò kim loại quanh bờ ruộng thuộc khu di tích Đền bà chúa Ngọc Chi đã phát hiện chiếc chuông đồng lớn.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 2
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 14

Khi khai quật, chiếc chuông nằm ngang dưới lớp đất ruộng. Nhiều người đoán là quả bom lớn và đề nghị công an xã, lực lượng công binh địa phương xuống hiện trường khóa kíp, tìm cách đưa hiện vật lên an toàn. Tuy nhiên, khi đào rộng phần đất xung quanh phát hiện đây là chiếc chuông đồng có kích thước lớn, ông Hậu cùng hàng chục trai tráng trong làng đưa về chùa Liên Hoa gần đó.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 3
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 15

Ông Hậu cũng cho biết trên thân chiếc chuông này chia thành hai phần rõ ràng. Phần trên khắc nhiều hình quan thế âm bồ tát tọa đài sen, xung quanh là hình ảnh mây phủ và nhiều ký tự chữ Hán khắc chìm. Đỉnh chuông có lưỡng long quy phục được đúc liền khối nhưng rất tỉ mỉ các chi tiết đầu, chân và vảy rồng.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 3
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 16

Ông Hậu cũng cho biết trên thân chiếc chuông này chia thành hai phần rõ ràng. Phần trên khắc nhiều hình quan thế âm bồ tát tọa đài sen, xung quanh là hình ảnh mây phủ và nhiều ký tự chữ Hán khắc chìm. Đỉnh chuông có lưỡng long quy phục được đúc liền khối nhưng rất tỉ mỉ các chi tiết đầu, chân và vảy rồng.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 5
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 17

Lưng rồng uốn cong tạo thành quai chuông. Trên lưng là hình ảnh nụ sen 6 cánh có nhiều gai sắc nhọn.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 4
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 18

Nửa dưới chuông cổ được đúc hàng chục cánh sen ở xung quanh. Mặt trên khắc chìm hình ảnh rồng bay, voi chiến, trâu, ngựa và hình ảnh cành lá chim muông rất đẹp.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 8
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 19

Hình ảnh được cho là voi chiến được khắc họa tỉ mỉ. Nhiều hình ảnh rồng, trâu, ngựa đã trầy xước, bong tróc do thời gian nằm lâu dưới lòng đất.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 7
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 20

Mảnh lư hương bị vỡ cũng được đúc bằng đồng có nhiều ký tự chứ Hán được phát hiện cùng với chuông đồng.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 9
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 21

Ni sư Thích Đàm Oanh, trụ trì chùa Liên Hoa cho hay sau khi người dân rước chuông về sân chùa, toàn thân chuông đồng có một lớp đất màu đỏ. Mọi người thống nhất dùng khóa, xích treo lên giá trong gian tam bảo chờ lực lượng chức năng về giám định niên đại và lai lịch của cổ vật này.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 11
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 22

Ni sư Thích Đàm Oanh cũng cho biết chiếc chuông này có nhiều điểm khác so với nhiều chuông chùa khác trong địa phương, đặc biệt có hình voi chiến.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 10
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 23

Người dân trong làng và các địa phương lân cận tò mò tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hiện vật này.

Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục 12
Chuông đồng cổ khắc voi chiến, rồng phục bất ngờ phát lộ 24

Nhiều người còn đặt tiền lên quai chuông, khấn vái và coi đây là bảo vật mang lại nhiều may mắn cho dân làng.

Ông Phạm Phúc Đạo, Phó bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Trãi cho hay, lãnh đạo địa phương đã báo lên Sở Văn hóa tỉnh Hưng Yên về sự việc và kiến nghị cán bộ khảo cổ học về nghiên cứu lịch sử, niên đại cũng như phân tích các ký tự chữ Hán trên chuông này.

Người dân làng Nhân Vũ cũng bày tỏ mong muốn chiếc chuông được lưu giữ trong chùa Liên Hoa để người dân cùng được chiêm ngưỡng. Trước đó, tại Đền bà Ngọc Chi người dân từng phát hiện tiền cổ, bát, đĩa gốm sứ tráng men màu lam rất đẹp. Trên phần ruộng phát hiện cổ vật là một phần nền móng của ngôi đền cổ thờ một nữ tướng quân được các cụ trong làng lưu truyền từ nhiều đời nay.

Nguồn: Zing News

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Lên đầu trang