Kỹ thuật đúc đồng bao gồm 5 công đoạn chính bao gồm: tạo mẫu sản phẩm, làm khuôn đúc, sấy khuôn, nấu đồng, rót đồng vào khuôn, công đoạn làm nguội thành phẩm.
Tạo mẫu sản phẩm: Công đoạn tạo mẫu là một trong những công đoạn quan trọng nhất quyết định tính thẩm mỹ và sự an toàn cho sản phẩm đúc, thường sẽ được tạo bởi các nghệ nhân có kinh nghiệm nhất.



Các nghệ nhân sẽ dùng đất sét chuyên dụng để tạo cốt, chỉnh sửa cốt để tạo hình sản phẩm, sau đó dùng nến hoặc sáp ong đắp bên ngoài cốt.


Làm khuôn đúc: Dùng các vật liệu như đất sét, giấy gió để làm khuôn mở (hay còn gọi là khuôn mang cá) sau đó dùng các vật liệu chịu nhiệt như đất bùn, bột chuyên dụng để làm cốt bên trong. Sau khi tạo hình khuôn xong thì cần phơi ngoài trời cho thật khô hoặc sấy ở nhiệt độ cao.

Nấu đồng: Từ các mảnh đồng nhỏ gom cho vào nồi nấu chuyên dụng, đun ở nhiệt độ khoảng 1200 độ C, sau khi đồng tan chảy thì dùng các vật liệu như chì, kẽm, thiếc để pha thêm theo công thức quy định.

Rót đồng vào khuôn: Khi khuôn đã được nung để chịu nhiệt tốt thì chuyển đến công đoạn rót đồng vào khuôn. Công đoạn này rất quan trọng, nếu người thợ rót không đều tay thì sản phẩm sẽ bị lỗi thế nên thường yêu cầu những người thợ có tính cẩn thận, kinh nghiệm nhất để thực hiện công đoạn này.

Làm nguội thành phẩm: Bước cuối là công đoạn làm nguội và thành phẩm sau khi rót vào khuôn, khi sản phẩm đã nguội và gỡ ra khỏi khuôn thì sản phẩm chưa được mịn và sáng như mong muốn, để có một sản phẩm đẹp thì người nghệ nhân phải sử dụng các dụng cụ để mài giũa những chỗ thô ráp, ngoài ra các nghệ nhân còn sử dụng các dụng cụ như đục, trạm để điêu khắc hoa văn trên sản phẩm như rồng, phượng,…




Đối với công nghệ làm đồng thì các nghệ nhân Phước Kiều chủ yếu sẽ sử dụng phương pháp đúc và trạm khắc như trên để tạo ra tác phẩm như ý.



Danh bất hư truyền
Kể từ ngày cụ Dương Ngọc Chúc, tiền hiền của làng vượt Hải Vân vào xứ Quảng truyền nghề đúc đồng cho con cháu họ Dương Ngọc và trở thành ông tổ nghề đúc làng Phước Kiều, đã gần 400 năm trôi qua. Triều Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 6 (1609), nghệ nhân làng Phước Kiều từng ra Huế tham gia đúc tiền, ấn tín… Rồi đến các nghệ nhân đời thứ 21 như cụ Dương Ngọc Sang, Dương Nhi đúc đại hồng chung 400 kg ở Đà Nẵng, Tam Kỳ (Quảng Nam) hay nghệ nhân trẻ Dương Ngọc Tiển từng dẫn thợ vào Vũng Tàu đúc đại hồng chung nặng 600 kg…
Để gìn giữ và phát huy làng nghề đúc đồng tuyền thống. Nghệ nhân đúc đồng Dương Ngọc Tiển là đại hồng chung của làng nghề. Đã thành lập CÔNG TY TNHH DU LỊCH – THƯƠNG MẠI ĐỒNG PHƯỚC KIỀU Chuyên nhận đúc các sản phẩm đồ đồng như: Chuông đồng, tượng đồng, nhạc cụ bằng đồng, đỉnh đồng, hoành phi câu đối, đồ phong thủy, đồ thờ cúng , tranh chử,.. cho cá nhân , doanh nghiệp, chùa chiền, tu viện, nhà thờ,… trong và ngoài nước.
Quý khách đang có nhu cầu mong muốn đúc một trong các sản phẩm trên hãy liên hệ tới Đồng Phước Kiều để được nghệ nhân trực tiếp tư vấn.
Liên hệ:
CÔNG TY TNHH DU LỊCH – THƯƠNG MẠI ĐỒNG PHƯỚC KIỀU
Địa chỉ: Thôn Thanh Chiêm, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam
Phòng kinh doanh: (05) 103 711 329 – 091 9432 267
Email: dongphuockieu@gmail.com
Website: https://dongphuockieu.vn
Em thấy rất là ấn tượng
Ấn tượng