Người đi tiềm “hình thể” cồng chiêng

RÒNG RÃ HAI NĂM TRỜI, ÔNG LẦN TÌM RA DẤU VẾT NHỮNG BỘ CỒNG CHIÊNG MÀ LÀNG PHƯỚC KIỀU (ĐIỆN ĐÀN, QUẢNG NAM) ĐÃ BÁN CHO ĐÒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN ĐỂ KHẲNG ĐỊNH MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG: CHÚNG PHẦN LỚN CÓ XUẤT XỨ TỪ LÀNG ĐÚC ĐỒNG CỦA ÔNG….

Nghệ nhân đúc đồng Dương Ngọc Tiển trong lễ tôn vinh nghề truyền thống
Nghệ nhân Dương ngọc Tiển nhân giải trong lễ tôn vinh nghề truyền thống

Vừa trỏ về sau chiến đi dài ngày đến Dak Nông, Khánh Hòa, Ninh Thuận…. để giao cồng chiêng theo đơn đạt hàng của sở VH-TT các tỉnh, nghệ nhân Dương Ngọc Tiễn hồ hởi báo tin vui: “hội đồng thẩm định của các địa phương đã công nhận cồng chiêng làng đúc Phước Kiều làm đúng hàm âm của cồng chiêng Tây Nguyên”

luyện tập đánh cồng chiêng
Cồng chiêng Phước Kiều được đông đảo đòng bào Tây Nguyên sử dụng

Người chép sử làng nghề

   Gắn bó với làng nghề Phước Kiều từ nhỏ, ông không thể nào quên đuọc những ngày hưng thịnh của làng nghề khi hàng đoàn đồng bào dân tộc đến “ăn dầm nằm dề” ở các lò đúc, chờ những bộ chiên xuất lò mang đi. Ông biện luận: “có cồng chiêng thì mới có không gian văn hóa cồng chiêng (KGVHCC) tây Nguyên chứ”. Trong các tài lệu về KGVHCC tây Nguyên mà ông tìm đọc được thì hiện khu vực này còn khoản 30 000 bộ chiêng, trong đó chỉ riêng lang Phước Kiều đã cung cấp gần 25 000 bộ. ông tự tin:”chùng đó củng đủ tin chắc rằng cồng chiên của Phước Kiều chính là “phần xác” của KGVHCC Tây Nguyên”. Không phải là một nhà khoa học hay nhà nguyên cứu văn hóa nhưng ông tiễn đã bỏ công sức, tiền của để tìm tồi, sưu tập và viết tài liệu “lịch sử hình thành và phát triển làng nghề đúc đồng Phước Kiều” dày 50 trang. Trong tài liệu này, ông sưu tầm và nghi rất rỏ tên tuổi , địa chỉ, thời gian của những đồng bào Tây Nguyên đã đến mua cồng chiên Tây Nguyên ở Phước Kiều.

Đúc cồng chiêng
Chiêng đồng do Dương Ngọc Tiển đúc

Chuyện về “hàm âm

   Có nhiều người cho rằng thợ Phước Kiều chỉ sản xuất được cồng chiêng, chú không so hàm âm được cho đúng chuẩn của đồng bào tây Nguyên nhưng ông Tiễn tự tin khẳng định: nghệ nhân Phước Kiều có đủ khả năng so hàm âm ngay từ lúc mới chế tác theo đúng “gu” của tưng vùng miền”. ông khoe giấy chứng nhận của viện VHTT khi kiểm định bọ cồng chiêng dân tộc M’Nông do làng nghề phước Kiều chế tác có “ hàm âm gần giống như hàm âm trong bài bản về âm nhac cồng chiêng của người M’Nông”.

nghệ nhân đúc đồng
Các nghệ nhân được viện VHTT trao giấy chứng nhận

    Những nỏ lục của người chép sử làng Phước kiều đã phần nào được đền đáp. Công ty TNHH thương mại – du lich phước Kiều của ông Tiễn đang có trong tay hàng loạt hợp đồng chế tác cồng chiêng cho các sở VH-TT các tỉnh trong KGVHCC tay Nguyên để thực hiện các dự án về bảo tồn, phát huy văn hóa về cồng chiêng.

nghệ nhân Dương ngoạc tiền chơi cồng chiêng
Nghệ nhân Dương ngọc Tiển chơi cồng chiêng

  Những ngày cuối năm 2006 này ông Tiển đang hoàn tất tài liệu về “quy trình chế tác về cồng chiêng”. Ông sắp xếp tài liệu ài hơn 40 trang ấy theo quy trình chặt chẽ, cặn kẽ từ việc tạo khuôn, làm ló, nấu đòng đế các công đoạn đúc phôi, gia công sau đúc, cách so hàm âm….”giáo trình này được viết bằng chính kinh nghiệm thực tế của một người thợ , còn để đua nó đến với lớp trẻ còn rất nhiều điều quá khả năng của tôi”!-ông Tiễn tâm sự

  Bài, ảnh:Khánh Chi 

CÔNG TY TNHH DU LỊCH – THƯƠNG MẠI ĐỒNG PHƯỚC KIỀU

Địa chỉ: Thôn Thanh Chiêm, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam
Phòng kinh doanh: (05) 103 711 329091 9432 267
Fax: (05) 103 867 990
Email: dongphuockieu@gmail.com
 Website: https://dongphuockieu.vn

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Lên đầu trang