Tái ngộ
Cuối tháng 11-2007, Dương Ngọc Tiễn cùng nhóm thợ đúc 8 người của làng Phước Kiều được mới lên DakLak tham dự Fastival văn hóa cồng chiêng tây Nguyên 2007, trong vòng 4 ngày, các nghệ nhân Phước Kiều trình diễn các công đoạn đúc chiêng với tổng công 12 sản phẩm gồm các bộ chiêng dân tộc Ê Đê (chiêng K’na, chiêng gõ) va chiêng M’nông (chiên đấm). đầy đủ chi tiết, chu đáo từng công đoạn làm khuôn, đúc, bào gọt, thẩm âm, thử chiêng… mới ra một sản phẩm, kể cả đồng, than củi thiếc củng phải mang từ Phước Kiều Lên. Những ngày đầu ở trung tâm Fastival tại nhà bảo tàng DakLak, ngày cuối cả đoàn Chuyển đến buôn Đôn cách đo khoản 50km.
Nhưng đó là một ngày đặt biệt với Dương Ngọc Tiển, khi hay tin có GS.TS Trần Văn Khê tham dự chương trình liên hoan, anh liền điện thoai báo tin rằng “em đang đúc chiêng”. Thật bất ngờ, hôm ấy thay vì dự các hoạt động khác như xem lễ cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi…tại buôn Đôn, GS-TS Trần Văn Khê đã cắt bỏ va ngồi xem nhốm thợ phước Kiều không khổi xúc động trước cảnh GS.TS già phải khó nhọc ngồi xe lăn, chịu lửa nóng và bụi bặm từ lò đúc, thi thoảng lại nhờ nhac sĩ Bùi Trọng Hiền dìu sang góc khác tránh lửa…để xem họ đúc. Xem xong GS.TS trần văn Khê đã có nhân xét rất hình tượng khiến anh tấm tắc khen hoài: “ trước đây, khi đọc hồ sơ về không gian văn hóa về cồng chiêng Tây Nguyên trình UNESCO thẩm đinh, với tôi chỉ giống như …ăn thịt hộp. bây giờ trục tiếp xem thợ đúc đồng chế tác, có rất nhiều cảm giác như ăn thich tươi vậy!”.
GS.TS Trần Văn Khê cũng gợi ý, anh Tiển nên hợp tác , giúp thêm nhac sĩ Buồi Trọng Hiền về nghiên cứu nhac cồng chiêng. Những lời động viên của vị GS.TS nổi tiếng như Trần Văn Khê đã khiến những nghệ nhân làng đúc như Dương Ngọc Tiển phấn chấn. Điều này càng giúp anh nhớ lại chuyện dự Festival “320 năm phú xuân- Huế, nghề truyền thống bản sắc và phát triển” hồi tháng 6 năm 2007. Lần ấy, đoàn nghệ nhân Phước Kiều do Dương Ngọc Tiển dẫn đầu đã gây ấn tượng mạnh, thậm chí được khách tham quan đánh giá là “gian hàng sống”duy nhất bởi lúc nào cũng….
Rộn ràng tiếng chiêng, kể cả lúc điều hành trên đường phố. Vây là năm 2007 với Dương Ngọc Tiễn thực sự bận rộn, cuối tháng 9 còn đuợc sở VH.TT Dak Nông mời lên dạy chỉnh chiêng cho có nghệ nhân địa Phường tại thi xã gia Nghĩa. Va trong liên hoan chỉnh chiêng tại Gia Lai chỉ một tháng sau đó, những học trò của anh Tiển đã được viện VH-TT cấp bằng khen. Nhưng anh vui vì lí do khác, lớn hơn: chứng minh được rằng những nghệ nhân trẻ sứ Quảng như Dương Ngọc Tiển, Dương Quốc Thuần …. Giờ có thể nghe được hàm âm đàng chiêng, điều mà nhiều nhà nghiên cứu quả quyết chỉ có đồng bào dân tộc thiểu số tây Nguyên mới “độc quyên” thẩm âm….
Cuối năm 2007, với giám đóc công ty TNHH du lịch – thương mại đồng Phước Kiều, Dương ngọc Tiển càng bận rộn hơn với nhưng dự tính mới, như xây dựng một không gian riêng về làng nghề truyền thống với vùng giáp ranh Điện Bàn- Hội An. Nhưng với nghệ nhân “ham” viết tiểu sử này, lần tái ngộ tình cờ với nghệ nhân GS.TS tài hoa, uyên bác như Trần Văn Khê ngay trên đất Tây Nguyên thực sự thú vị và nuôi dưỡng thêm trong anh tình yêu nghề.
Là một nghệ nhân đúc đồng, Dương Ngọc Tiển từng dẫn thợ đúc Phước Kiều đi nhiều nới để tiềm “mối” hàng, giữa nghề. Từ những chiến đi xa và dài ngày suốt nhiều năm nay, anh tranh thủ “nắm bắt” số lượng cồng chiên của từng dân tộc thiểu số, mục đích tại chổ cách so hàm âm các bộ cồng chiên và nhận ra “có ¾ cồng chiêng tây Nguyên là của Phước Kiều”. làng đúc phước kiều vừa khẳng định lại tên tên tuổi với việc chế tác thành công chiếc đại hồng chung 1.8 tấn, lớn nhất vùng Quảng Nam- Đà nẵng từ trước đén nay.
Để truy tìm nguồn gốc làng nghề, người thợ đúc đồng đấy đã phải đọc nhiều tài liệu khác nhau, như bộ điều phối làng la Qua, gia Phổ Dương Ngọc tộc, Biên niên sử Việt Nam, nhận định của La Tina trong luận án tiến sĩ bảo vệ tại đại học quốc gia Australia, đối chiếu với phủ biên tập lục của Lê Quý Đôn…..
Để gìn giữ và phát huy làng nghề đúc đồng tuyền thống. Nghệ nhân đúc đồng Dương Ngọc Tiển của làng nghề. Đã thành lập CÔNG TY TNHH DU LỊCH – THƯƠNG MẠI ĐỒNG PHƯỚC KIỀU Chuyên nhận đúc các sản phẩm đồ đồng như: Chuông đồng, tượng đồng, nhạc cụ bằng đồng, đỉnh đồng, hoành phi câu đối, đồ phong thủy, đồ thờ cúng , tranh chử,.. cho cá nhân , doanh nghiệp, chùa chiền, tu viện, nhà thờ,… trong và ngoài nước.
Nếu Quý khách đang có nhu cầu mong muốn đúc một trong các sản phẩm trên hãy liên hệ tới Đồng Phước Kiều để được nghệ nhân trực tiếp tư vấn.
Liên hệ:
CÔNG TY TNHH DU LỊCH – THƯƠNG MẠI ĐỒNG PHƯỚC KIỀU
Địa chỉ: Thôn Thanh Chiêm, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam
Phòng kinh doanh: (05) 103 711 329 – 091 9432 267
Fax: (05) 103 867 990
Email: info@dongphuockieu.vn
Website: https://dongphuockieu.vn